THỰC PHẨM TƯƠI: Món ngon khó cưỡng

Tác giả Aryana Teja Solh

Thức phẩm thô hay còn được gọi là thức ăn tươi, những món ngon từ thiên nhiên bao gồm tất cả các loại trái cây, đậu và hạt ở trạng thái chưa qua xử lý. Có rất nhiều lợi ích từ việc ăn thô như: tinh thần minh mẫn, tăng cường năng lượng, giảm cân, tiêu hóa tốt, tăng cường hệ miễn dịch, làm da sáng và nhiều hơn thế nữa. Thật vậy, thói quen ăn uống này còn giúp chúng ta bớt đi thời gian dọn dẹp bếp núc! Và điều đáng nói nhất trong việc ăn thô chính là bạn sẽ có một sự an tâm tuyệt đối vào món ăn mình đang tiêu thụ.

Tôi bắt đầu chuyển dần sang ăn thực phẩm tươi thuần chay vào 8 năm trước, việc này hoàn toàn tự phát vì tôi yêu thích vị ngon mà nó đem lại chứ không đến từ sự khuyến khích hay xu hướng nào. Lúc viết nên những dòng này, tôi như đang được nếm lại hương vị ngon lành của món ăn thô đầu tiên những năm trước – một món sa lát gồm có bắp cải xanh, đỏ, một ít bơ và nước sốt pha từ gừng và cam. Khi thưởng thức hình ảnh sinh động của bông hoa vân anh và quả ô liu xanh mọng trong dĩa sa lát, tôi đã quyết định gạt chiếc nĩa sang một bên và lấy thức ăn bằng tay, cảm giác như tôi vừa chạm tay vào những điều tuyệt vời. Tôi chợt ra nhận “mỗi một miếng trên chiếc dĩa đều thật sự hợp khẩu vị với mình!” và niềm hân hoan trong tôi đã nở thành một nụ cười trên khóe môi, lan rộng đến mang tai và dường như có tiếng reo vang vui sướng trong chính chiếc bụng nhỏ của tôi nữa. Vậy là tôi đã yêu. Tôi cảm thấy như mình tìm ra được nguồn nước. Một cách chính xác là sự mọng nước, loại nước giàu dinh dưỡng nhất mà tôi có thể cảm nhận thấy.

Vì sao lại ăn thô?

Bạn đã từng trải nghiệm cơn khát sau khi dùng bữa và tưởng chừng cần phải giải khát bằng 10 ly nước sau bữa ăn? Khi món ăn được chế biến, thứ mất đi đầu tiên là nước; điều này lý giải vì sao chúng ta cảm thấy khát sau khi ăn một đĩa mỳ ý. Khi ăn thức ăn thô, chúng ta có vẻ ít cần đến nước uống hơn bởi vì thực phẩm được giữ trọn vẹn nước và những dưỡng chất khác sau khi được thu hoạch từ đất. Nghĩ xa hơn, sử dụng thực phẩm thô với hàm lượng nước cao cũng góp phần bảo vệ nguồn nước ngọt trên thế giới bởi quá nhiều sự biến đổi đang xảy ra.

Bên cạnh nước, quá trình chế biến còn lấy đi những dưỡng chất nào?

Hẳn là chúng ta đều rất khó cưỡng lại mùi thơm trong căn bếp đang nấu nướng, và đằng sau mùi hương quyến rũ đó chính là sự bốc hơi của những thành phần bổ dưỡng trong món ăn. Khi được nấu chín ở 120 độ, ô-xy, en-zim và nước sẽ biến đổi tạo thành các chất khoáng khó tiêu hóa và đòi hỏi cơ thể phải sử dụng chính en-zim nội tại cho quá trình tiêu thụ. Khi không làm những nhiệm vụ này, các en-zim sẽ được dùng cho việc tái tạo tế bào và sự đào thải của cơ thể.

Có 3 nhóm en-zim chính: thực phẩm; tiêu hóa và trao đổi chất. En-zim thực phẩm có mặt trong các loại thực phẩm tươi và một vai trò dễ nhận biết nhất của nhóm en-zim này chính là nhiệm vụ làm cho các loại trái cây chín. Trong khi đó, en-zim tiêu hóa xuất hiện khi tiêu hóa thức ăn và en-zim trao đổi chất đóng vai trò ổn định chức năng của các bế bào, mô và cơ quan. Khi sử dụng các thực phẩm không có sẵn en-zim, cơ chế hoạt động của chúng ta yêu cầu phải sử dụng đến nhóm en-zim tiêu hóa, một khi các en-zim này cạn kiệt cơ thể bắt buộc phải dùng đến nhóm en-zim trao đổi nhất dự trữ và điều này là một trong những nguyên do dẫn đến thoái hóa và suy yếu hệ miễn dịch.

Thực phẩm thô chứa đựng hàm lượng khoáng chất, vitamin và dinh dưỡng ở thể sinh học tối giản nhất rất dễ hấp thụ. Tạo hóa chứa đựng một trí tuệ siêu phàm và khi chúng ta hưởng thức các món ăn từ nguồn tự nhiên ở phiên bản nguyên sơ nhất, chúng ta đang tiếp nhận chính nguồn năng lượng siêu nhiên ấy vào cơ thể.

Sự thật về việc Ăn quá nhiều

Có rất nhiều nguyên nhân cho việc ăn quá nhiều, đó có thể thuộc về phạm trù thể chất, cảm xúc hay tâm tinh tùy theo mỗi người. Ở góc độ tâm lý học, việc ăn quá nhiều chỉ đơn giản là một hành động tự huyễn hoặc cho rằng mình vẫn chưa ăn đủ lượng thức ăn mà cơ thể cần hoặc những thức ăn mình đang tiêu thụ chưa đủ dưỡng chất cần thiết do vậy cần phải ăn nhiều hơn. Lí giải một cách khoa học, khi được chế biến, cấu trúc phân tử của thực phẩm sẽ thay đổi và hệ tiêu hóa của chúng ta không phải lúc nào cũng có thể nhận ra chúng là thức ăn. Trong khi đó, với nhiệm vụ kiểm tra lượng dinh dưỡng trong máu thường xuyên, não bộ sẽ phát ra tín hiệu khi cho rằng cơ thể đang thiếu dưỡng chất và điều khiển cơ thể nạp thêm lượng thực phẩm mới. Những thực phẩm qua chế biến mấy đi dưỡng chất và en-zim lại có thể gây nghiện cao. Người mắc bệnh béo phì thực chất đang thiếu nguồn dinh dưỡng và phương pháp chữa trị không dựa trên chế độ ăn hoặc kế hoạch tiêu thụ calo mà nằm ở nền tảng kiến thức và tình yêu dành cho chính mình để có thể tạo nên thói quen tiêu thụ thực phẩm bổ dưỡng với nguồn gốc từ thực vật.

Ở góc độ cảm xúc, điều mà chúng ta khao khát thực sự chính là tình yêu và sự kết nối với những người xung quanh chứ không phải là hương vị món ăn có hợp khẩu vị hay không. Trong những ngày tháng tuổi thơ, chúng ta đã ngầm liên kết những trải nghiệm được bố mẹ chăm bẵm từng bữa cơm với cảm giác được yêu thương và quan tâm. Do vậy, hành động từ chối những bữa ăn đã vô tình dấy lên cảm giác tước bỏ đi sự yêu thương của chính mình. Bằng cách nhận thức sâu sắc về mỗi món ăn mà chúng ta đưa vào cơ thể, sự chuyển hóa sẽ đến rất chậm rãi và tự nhiên, thay đổi mối liên kết từ trong tiềm thức của chúng ta về những xúc cảm yêu thương.

Quá trình tiêu hóa

Hãy nhớ rằng bạn có thể ăn tất cả những loại thực phẩm tốt nhất mà con người biết đến, nhưng cuối cùng chỉ những gì bạn tiêu hóa và hấp thụ đúng cách mới thực sự trở thành chất dinh dưỡng. Điều quan trọng cần biết đối với quá trình tiêu hóa là cơ thể sẽ biến mọi thứ bạn ăn thành chất lỏng. Trong khi cơ thể chỉ cần 2 cốc dịch tiêu hóa mỗi ngày để hấp thụ thức ăn thô thì chúng ta lại cần đến gần 7 lít dịch để chuyển hóa các thức ăn đã nấu chín. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể phải dành đến 90% năng lượng để tiêu hóa thức ăn. Thông tin này cũng sẽ giải đáp vì sao cơ thể luôn muốn nghỉ ngơi sau những bữa ăn no.

4 bước đơn giản để cải thiện hệ tiêu hóa:

  1. Tránh ăn và uống cùng một lúc. Khi bạn uống, não bộ nhận biết và phát ra một tập hợp dữ liệu khác hoàn toàn với lúc ăn. Do vậy khi chúng ta ăn và uống cùng lúc, các tín hiệu này sẽ xảy ra sự xung đột.
  2. Thở! Hơi thở sâu sẽ nuôi dưỡng cơ thể tận từng tế bào, thanh lọc và làm thư giãn cơ quan nội tạng. Hãy luyện hít sâu và thở chậm 10 lần sau mỗi bữa ăn.
  3. Hãy lên lịch cho một bữa ăn dạng lỏng mỗi ngày, đó có thể là nước ép rau cũ, cháo ngũ cốc hoặc sinh tố, những bữa ăn này được cơ thể hấp thụ nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và năng lượng để chuyển hóa. Kết hợp dưa leo, cần tây và táo sẽ cho bạn một ly nước ép ngon lành không ngờ đấy!
  4. Có một số loại thực phẩm không thể dùng chung với nhau và gây nên ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Hãy tận dụng google để tìm hiểu về sự kết hợp các nhóm thực phẩm, bạn sẽ có kết quả nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Chất đạm – protein

Câu hỏi phổ biến nhất mà tôi được hỏi về chế độ ăn thuần chay là “Tôi lấy protein từ đâu?”. Bằng nền tảng kiến thức phù hợp, chúng ta luôn có thể tìm thấy nhiều nguồn protein từ chế độ ăn thuần chay. Rất nhiều người tin rằng chúng ta cần nguồn protein từ thịt động vật để trở nên khỏe mạnh, điều này không hoàn toàn đúng. Tảo xoắn là nguồn thực phẩm có hàm lượng protein cao nhất mà nhân loại biết đến với 90% protein có thể hấp thụ được, nhiều hơn cả thịt, cá hoặc trứng cộng lại. Lá xanh, hạt cây gai dầu, phấn ong và tảo xanh, các loại đậu và hạt cũng đem đến lượng protein dồi dào.

 

Tuy nhiên, protein không phải là chìa khóa để có một cơ thể khỏe mạnh. Các khối cấu tạo của protein – axit amin mới thực sự là những gì cần thiết. Khi cơ thể tiếp nhận một lượng protein từ nguồn bên ngoài, nó phải chuyển hóa thành các axit amin và biến đổi các axit đó thành các protein mới mà cơ thể chúng ta có thể sử dụng. Thực vật chứa rất nhiều axit amin, điều này đồng nghĩa với việc khi ăn thuần chay bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng dành cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn, tạo điều kiện cho bạn có thêm thời gian theo đuổi ý nghĩa thực sự của cuộc sống và trở nên bừng sáng. Ít dành thời gian để nghỉ ngơi phục hồi năng lượng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều thời gian cho việc hưởng thụ và tạo tác niềm vui.

Làm gì cũng cần phải vui

Tôi cũng đã nhận được nhiều câu hỏi “liệu rằng tôi có phải từ bỏ những món ăn yêu thích khi lựa chọn ăn thực phẩm tươi?”. Tất nhiên là không. Điều cốt lõi ở đây là sự phong phú, sinh động và hành trình quay trở về với cái tự nhiên nhất, vì vậy tôi khuyên bạn thay vì có tư tưởng loại bỏ hãy nghĩ rằng chúng ta đang có nhiều thêm. Đảm bảo rằng tất cả mọi người sẽ thấy ngay lợi ích của việc bắt đầu ngày mới với một ly sinh tố ngon lành và ăn nhiều rau xanh mỗi ngày. Chỉ bằng những thay đổi nhỏ như thế cũng sẽ làm nên sự khác biệt. Tất nhiên trên đời làm gì có thuốc tiên, khi mới bắt đầu, cơ thể luôn cần sự điều chỉnh từ từ, bạn có thể nhận ra một vài khó chịu nhỏ bởi chưa kịp hình thành thói quen. Hãy thêm những thực phẩm có lợi vào khẩu phần ăn của bạn một cách từ tốn, thay vì vội vã cấm túc bản thân. Cơ thể sẽ dễ dàng làm quen với món ăn mà chúng ta sử dụng, khi đã thiết lập thói quen ăn nhiều thực phẩm hàm lượng dinh dưỡng cao, tự động cơ thể sẽ phát ra cảm giác thèm ăn và thúc đẩy bạn sử dụng những món ăn này thường xuyên hơn. Trước khi bạn kịp nhận ra, bạn chắc chắn đã trở thành người luôn chọn sinh tố cho bữa sáng từ lúc nào, và thậm chí sẽ quên bẵng mình đã từng ăn cả một dĩa đầy xúc xích trước đây.

Mẹ thiên nhiên đã cho chúng ta tất cả những thứ thiết yếu cho cuộc sống. Hương vị, màu sắc và sự sinh động, tất cả đều có trong thực phẩm tươi. Chúng đem lại cảm giác ngon lành, mùi vị tuyệt vời và thật sự tốt cho cơ thể. Có thể lúc này bạn sẽ chỉ nghĩ đến hình ảnh một cây cần tây trơ trụi khi nhắc đến cụm từ thực phẩm tươi, nhưng sau một thời gian trải nghiệm bạn có thể sẽ hình dung về những lát bánh mì phủ đầy dầu mè và ô liêu, thêm vào đó là mấy viên phô mai từ hạt mát ca và tiêu xay mịn. Chẳng có một quy định nào cho gian bếp của chúng ta, tất cả mọi người đều có khả năng trở thành một đầu bếp đầy chất nghệ sỹ trong ngôi nhà của chính mình, đặc biệt là với nguyên liệu tươi thuần chay. Mọi thứ đều nằm trong tầm tay và bắt đầu từ chính bạn.

Những đầu sách nên đọc:

The Sunfood Diet Success System tác giả David Wolfe

Conscious Eating tác giả Dr Gabriel Cousens

Raw Family tác giả Victoria Boutenko

Ani’s Raw Kitchen tác giả Ani Phyo

RAW: The UNcook Book tác giả Juliano

The Detox Miracle Sourcebook tác giả Dr Robert Morse

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *